Điện Biên: Trồng dứa giúp đồng bào Mường Chà thoát nghèo

Đăng ngày 19 - 11 - 2023
100%

Những năm gần đây, cuộc sống của nhiều hộ dân huyện Mường Cha tỉnh Điện Biên đã được cải thiện từ việc trồng cây dứa. Dứa là cây chủ lực để phát triển kinh tế ở vùng đất dốc góp phần giúp người dân nơi đây thoát nghèo...

Mường Chà là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Điện Biên, với diện tích trên 176.000ha, dân số hơn 53.000 người. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 92%, chủ yếu là dân tộc Mông. Do đặc thù địa hình đồi núi hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, dân cư phân tán… nên đời sống của bà con đồng bào DTTS tại đây gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao.

Chính vì sự nghèo khó mà đồng bào dân tộc Mông ở xã Na Sang đã tự tìm con đường thoát nghèo bằng mô hình trồng dứa trên vùng đất dốc canh tác lúa 1 vụ kém hiệu quả. So với trồng lúa, trồng ngô thì trồng dứa đem lại nguồn thu nhập cao hơn từ 4 đến 5 lần, trong khi vốn ban đầu cho loại cây này không quá lớn, cũng không đòi hỏi một trình độ canh tác quá cao so với khả năng của bà con nơi đây.

Từ những diện tích canh tác manh mún ban đầu, đến nay, tổng diện tích dứa trên toàn huyện đã được mở rộng hơn 300ha, trở thành vùng có diện tích trồng dứa lớn nhất tỉnh Điện Biên, tập trung chủ yếu ở xã Na Sang, Mường Mươn, Sa Lông... phương. Nhờ đó, nhiều hộ dân ở Mường Chà, đã thoát nghèo từ mô hình trồng dứa.

Về chất lượng dứa, qua đánh giá của người dân, dứa Mường Chà thịt trái có màu vàng đậm, mùi thơm đặc trưng, vị ngọt đậm đà nhưng lại không gắt, đem lại trải nghiệm vị giác đặc biệt chỉ vùng cao Mường Chà mới có.

Theo ông Lường Văn Khiêm, Bí thư Đảng ủy xã Na Sang: Từ khi mô hình cây dứa của một số hộ tự phát ở Na Sang phát triển và nhân rộng. Qua nhiều năm quan sát, chúng tôi thấy cây dứa rất hợp khí hậu, thổ nhưỡng ở Na Sang, cho năng xuất cao hơn trồng ngô, lúa. Đặc biệt, vị dứa ở Na Sang ngọt đậm, không như ỏ một số huyện khác đang trồng. Do đó, nhiều hộ dân đã chọn dứa là cây chủ lực để phát triển kinh tế ở vùng đất dốc.

Thay vì chỉ trồng dứa một vụ như trước đây, bà con dân tộc được hướng dẫn trồng dứa gối vụ, mỗi vụ cách nhau khoảng 20 ngày để dứa chín lần lượt. Như vậy, dứa sẽ chín dần quanh năm, không bị dồn dập.

Đồng thời, để có đầu ra ổn định, nâng cao thu nhập, hhuyện Mường Chà đã chủ động hướng dẫn người dân trồng dứa đúng kĩ thuật, đạt tiêu chuẩn VietGAP và nhận được sự trợ lực hiệu quả từ các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện. Hiện đã có hợp tác xã và cả các công ty về thu mua cho bà con. Từ mô hình này mà nhiều xã trong vùng học hỏi lẫn nhau để phát triển thành vùng sản xuất theo đặc điểm của địa phương. Chính vì vậy mà đến nay dứa đã trở thành cây chủ lực giúp bà con xóa đói giảm nghèo ở một số xã huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.

Bên cạnh việc mang lại giá trị kinh tế, cây dứa còn giúp thu hút khách du lịch đến trải nghiệm thăm quan chụp ảnh, mua dứa tại vườn. Điều này đã góp phần quảng bá thương hiệu dứa Mường Chà, cũng như góp phần quảng bá du lịch cho địa bàn huyện.

Duy Chung

Tin mới nhất

Cầu Thanh Bình - Điểm nhấn kiến trúc giữa lòng thành phố(09/12/2023 3:20 CH)

Điện Biên: Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới(09/12/2023 3:19 CH)

Nâng cao kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho các hợp tác xã(08/12/2023 7:53 CH)

Hồng không hạt LT-1, cây 'hái ra tiền' ở vùng cao Bắc Kạn(08/12/2023 3:32 CH)

Ngày Biên phòng toàn dân đã trở thành phong trào cách mạng của các tầng lớp nhân dân(08/12/2023 2:58 CH)

Sản phẩm OCOP Điện Biên thu hút du khách TP. Hồ Chí Minh(07/12/2023 10:19 CH)

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' để HTX phát triển trong nền kinh tế thị trường(07/12/2023 10:18 CH)

Nâng mức độ an toàn cho HTX trong thời kỳ công nghệ số(07/12/2023 10:13 CH)

'Cầu nối' Tiktok giúp nông sản của HTX đến gần hơn người tiêu dùng(07/12/2023 10:07 CH)

Triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 trên địa...(07/12/2023 3:46 CH)

°
1104 người đang online